A/B testing là gì? 7 cách thực hiện A/B testing cho quảng cáo facebook

MFlat

MFlat

 

AB testing là gì? Các cách để thực hiện A/B testing cho quảng cáo trên Facebook? Bài viết này MFat Marketing sẽ giúp bạn hiểu tất tần tật về A/B testing và cũng như cách để triển khai A/B testing trong doanh nghiệp. 

A/B testing là gì?

Thử nghiệm A/B testing được hiểu đơn giản là một hình thức thử nghiệm hai phiên bản A/B trong cùng một điều kiện và đánh giá xem phiên bản nào đạt hiệu quả hơn. 

Bằng cách đo lường thay đổi của những biến đổi trong số liệu, bạn có thể đảm bảo rằng mọi thay đổi đều đem lại sự tích cực. Đây là một phần không thể thiếu trong quy trình marketing cũng như các hình thức hoạt động kinh doanh khác.

Lợi ích của A/B testing Facebook

* Tối ưu quảng cáo, tiết kiệm chi phí Facebook Ads

Facebook là một cộng đồng rộng lớn, chúng ta rất khó dự đoán và nắm bắt chính xác được thị hiếu và hành vi của người dùng. Vì vậy, việc thử nghiệm A/B testing sẽ giúp bạn biết được khách hàng cần gì, điều gì thu hút họ. Từ đó giúp bạn tối ưu được chi phí quảng cáo. 

* Giảm thiểu các rủi ro trong quảng cáo

Thay vì lãng phí thời gian và tiền bạc mò mẫm trong bóng tối với các ý tưởng và mục tiêu khổng lồ trong chiến dịch Facebook Ads, bạn chỉ cần sử dụng A/B Testing để định hướng chúng một cách hiệu quả và ngắn nhất cho kế hoạch quảng cáo của bạn.

7 cách thực hiện A/B testing cho quảng cáo trên Facebook

1. Đặt câu hỏi

Bạn nên đặt ra list câu hỏi chặt chẽ đến định hướng và mục tiêu thực hiện A/B testing để biết được sau khi thực hiện A/B testing bạn sẽ nhận được kết quả như thế nào.

Một số câu hỏi bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Làm thế nào để giảm tỷ lệ thoát trang cho Landing page?
  • Làm thế nào để tăng số người để lại SĐT, email qua form?
  • Làm thế nào để cải thiện tỷ lệ nhấp chuột vào banner quảng cáo?

Khi mà bạn đưa ra được càng nhiều câu hỏi thì bạn sẽ có cái nhìn tổng quát khi triển khai A/B testing và thu được kết quả chi tiết hơn.

Đặt câu hỏi là cách giúp bạn định hình tổng khi test A/B

2. Nghiên cứu tổng quan

Bạn cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu về đối tượng mục tiêu, đặc biệt về Nhân khẩu học để hiểu rõ hành vi, sở thích, nhu cầu,..  của họ. Từ đó, đưa ra các chiến thuật tốt nhằm thúc đẩy họ thực hiện các conversation.

Bạn có thể sử dụng một số công cụ để hỗ trợ đo lường như: 

  • Social thì có social listening tools
  • Email thì có email clients
  • Website thì có google analytics

3. Đặt ra 1 giả thuyết

Bạn sẽ dựa trên những list câu hỏi đã đề ra ở mục 1 và những dữ liệu đã nghiên cứu về khách hàng ở mục 2, bạn hãy đặt ra giả thuyết tương ứng để trả lời cho những câu hỏi đề ra.

Vd: Tạo nút đăng ký nổi bật ở giữa trang để thúc đẩy khách hàng nhấp chuột vào.

4. Xác định mẫu thử và thời gian thực hiện test

Tại bước này, bạn nên xác định số lượng khách hàng đạt được cho mỗi phiên bản A/B testing. Bạn nên đặt mục tiêu đủ lớn để có thể thấy rõ sự khác biệt của từng phiên bản sau khi trải nghiệm. 

Bên cạnh đó, bạn nên chọn thời gian test hợp lý để đảm bảo kết quả thu được không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. 

5. Tiến hành test

Hãy tạo nhiều phiên bản B mới để so sánh với phiên bản gốc A. Trong đó, phiên bản B sẽ sử dụng các giả thuyết (ở mục 3) để so sánh với Conversion Rate của phiên bản A.

6. Thu thập thông tin và tiến hành test

Sau quá trình A/B testing, bạn thấy rằng phiên bản nào có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với phiên bản còn lại (CTR tăng, người đăng ký tăng, bounce rate giảm) => đồng nghĩa phiên bản đó hiệu quả hơn.

Dựa vào dữ liệu thu thập để đánh giá phiên bản nào mang lại hiệu quả hơn

7. Kết quả

Gửi tất cả thông tin, dữ liệu đã thu thập sau thử nghiệm cho các bộ phận liên quan. Sau đó, hãy sử dụng phiên bản nhận được kết quả tốt hơn về mọi mặt so với phiên bản còn lại.

Ngoài ra, bạn cũng nên tiếp tục lập lại quy trình thử nghiệm này ở các phiên bản A/B khác để giải quyết các câu hỏi / vấn đề khác.

Lưu ý khi thực hiện A/B testing

Xác định thời điểm thích hợp để dừng test.

– Duy trì tính đồng nhất.

– Test nhiều lần.

– Không nên thử nghiệm mà không đảm bảo điều kiện giống nhau.

– Không đưa ra kết luận quá sớm.

– Không sử dụng linh cảm chi phối kết quả.

Kết luận

Hi vọng bài viết trên sẽ giải đáp những thắc mắc của những ai đang tìm hiểu về quá trình A/B testing để áp dụng vào công việc của mình. Cùng theo dõi những bài viết tiếp theo của MFlat Marketing để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

 

Bài viết liên quan

Kết nối ngay với MFLAT

Sẵn sàng lắng nghe, đồng hành cùng tăng trưởng.