Bạn chuẩn bị kinh doanh nhưng lại chưa có kinh nghiệm chạy quảng cáo. Bạn loay hoay không biết chi phí chạy quảng cáo facebook bao nhiêu là hợp lý? Nếu bạn đang gặp phải tình trạng trên, đừng lo lắng quá, sau đây MFlat Marketing sẽ gợi ý ngân sách chi tiêu cho quảng cáo bao nhiêu là hợp lý và hiệu quả dành cho bạn.
1. Chi phí chạy quảng cáo Facebook
Chạy quảng cáo tốn bao nhiêu tiền là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, tuy nhiên đây là câu hỏi không có câu trả lời chính xác bởi vì chi phí chạy quảng cáo không có mức cố định. Chúng tuỳ thuộc vào mức đầu tư của bạn, từ mức phí của bạn bỏ ra mà Facebook sẽ phân phối quảng cáo của bạn.
Ví dụ: bạn chạy quảng cáo 6 triệu cho 15 ngày , như vậy mỗi ngày bạn chi 400 trăm ngàn cho phí chạy quảng cáo. Facebook sẽ dựa vào 400 trăm ngàn để phân phối quảng cáo. Nếu hôm nay quảng cáo tiếp cận nhiều người hơn thì chi phí cao hơn, ngược lại tiếp cận ít thì chi phí cũng thấp. Facebook sẽ điều tiết để sử dụng hết 6 triệu trong 15 ngày.
Tuy không có chi phí nào cố định nhưng Facebook cũng đưa ra số tiền thấp nhất cho mỗi ngày là 1$ khoảng 23.452,00 VNĐ. Với ngân sách trọn đời bạn cần đặt tối thiểu là 698.520 VNĐ. Nếu ít hơn quảng cáo của bạn sẽ không được phân phối.
2. Các loại chi phí quảng cáo Facebook
Tổng số tiền đã chi tiêu
Tổng số tiền đã chi tiêu cho biết chi phí mà bạn đã chi so với ngân sách tối đa trong khoảng thời gian mà bạn chọn. Bạn có thể kiểm soát tổng số tiền đã chi tiêu bằng việc xem ngân sách quảng cáo.
Chi phí cho mỗi kết quả bạn nhận được
Chi phí cho mỗi kết quả quảng cáo cho biết hiệu quả của mức chi phí đã đạt được mục tiêu chiến dịch. Bạn có thể lấy kết quả để đối chiếu hiệu quả với những chiến dịch khác giúp bạn định vị được khu vực nào cơ hội cao hơn. Ngoài ra, kết quả trên giúp bạn biết được giá quảng cáo facebook thích hợp nhất. Từ đó, lên kế hoạch cụ thể cho những chiến dịch quảng cáo facebook sắp tới.
3. Các loại phí quảng cáo trên facebook cơ bản
Hiện nay, có đến 5 loại phí quảng cáo trên facebook mà bạn cần biết, cụ thể:
Chi phí CPC (chi phí thấp nhất cho mỗi lần nhấp)
– Theo tính toán giá cho CPC trung bình cho tất cả các ngành khoảng 43.000 VNĐ. Chi phí CPC theo ngành sẽ dao động 122.800 VNĐ tùy lĩnh vực cạnh tranh khác nhau.
Chi phí CPC được xem là chi phí thấp nhất
– Được tính trên một lượt click của người dùng khi thấy quảng cáo của bạn. Mục đích của hình thức chạy quảng cáo này là khi người dùng nhấp vào quảng cáo sẽ điều hướng sang Landing Page hoặc website. Người ta sẽ cài đặt các nút kêu gọi hành động để người dùng nhấp vào. CTA quen thuộc là: Xem thêm, Mua ngay, Đăng ký ngay, Nhận ưu đãi…
Chi phí cho mỗi 1 nghìn lần hiển thị (CPM)
CPM – Chi phí cho mỗi 1000 lượt hiển thị giao động khoảng 22.080 VNĐ. Thông thường chi phí này sẽ thấp hơn CPC. Tuy nhiên, hình thức này chỉ được sử dụng khi bạn muốn tăng mức độ phủ sóng về thương hiệu.
Chi phí CPV (Cost-per-View)
Phí này được dành riêng cho quảng cáo video. Chi phí sẽ được tính khi người dùng nhìn thấy video của họ. Mỗi video được xem 3s thì facebook tính đó là 1 lượt xem. Giá CPV trung bình các ngành cũng khá rẻ xấp xỉ khoảng từ 231 đồng đến 3,456 đồng.
Chi phí quảng cáo Cost Per View
Chi phí CPA (Cost-per-Action)
Đây là phí khi người dùng nhấp vào quảng cáo mà nó có CTA. Facebook chỉ cần thấy người dùng thực hiện bất kỳ hành động nào trên trang sẽ bị tính. Vì thế người chạy sẽ đặt cụ thể hành động mà họ muốn khách hàng tương tác. Ví dụ như: Đăng ký bản tin, Tải xuống ứng dụng, Mua hàng trực tuyến,…
Chi phí quảng cáo Cost Per Action
Chi phí CPL (Cost-per-Like)
Giá này cũng được tính tương tự như CPC. Nhưng các CTA sẽ được đặt thành like thích doanh nghiệp giống như trên Facebook. Chi phí khá thấp nên nếu đang muốn xây dựng thương hiệu chúng ta có thể dùng hình thức này. Giá khoảng 2-5.000đ (tất nhiên nó cũng phụ thuộc vào 1 số yếu tốt như thị trường có cạnh tranh hay không).
Chi phí Cost Per Like
4. Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí quảng cáo Facebook
Đối tượng quảng cáo
Facebook có rất nhiều đối tượng vì thế bạn cần target đúng đối tượng mục tiêu. Như vậy, cách chạy quảng cáo facebook của bạn sẽ tiếp cận đúng với khách hàng mục tiêu và tiết kiệm chi phí hơn. Các yếu tố giúp bạn target đúng đối tượng ví dụ như: nhân khẩu học, sở thích, hành vi của người dùng,…
Đối tượng quảng cáo facebook
Ngân sách quảng cáo
Các doanh nghiệp có thể xác định mức độ để thiết lập ngân sách quảng cáo của mình theo nhiều cách khác nhau để chi tiêu cho hợp lý:
– Phân bổ tỷ lệ phần trăm doanh thu: là phân bổ một tỷ lệ phần trăm cụ thể dựa trên tổng doanh thu hoặc doanh thu trung bình của năm trước. Thông thường, một doanh nghiệp dành 2% đến 5% doanh thu hằng năm cho quảng cáo. Chiến lược này đơn giản và an toàn nhưng dựa trên hiệu suất trong quá khứ và có thể không phải là lựa chọn linh hoạt nhất cho một thị trường đang có nhiều thay đổi. Nó cũng giả định rằng bán hàng có mối liên hệ trực tiếp với quảng cáo.
– Chi tiêu như đối thủ: là chiến lược tương tự như việc tuân thủ mức trung bình của ngành cho chi phí quảng cáo. Tất nhiên, không có thị trường nào hoàn toàn giống nhau và một chiến lược như vậy có thể không đủ linh hoạt.
– Ngân sách dựa trên mục tiêu và nhiệm vụ: là chiến lược mà doanh nghiệp phải xác định mục tiêu và các nguồn lực cần thiết để đạt được, và có những ưu và nhược điểm. Về mặt ưu điểm, đây có thể là phương pháp nhắm rõ mục tiêu nhất và hiệu quả nhất. Về nhược điểm, nó có thể tốn kém và đầy rủi ro.
Ngân sách quảng cáo
Mục tiêu quảng cáo
– Người tiêu dùng mục tiêu: hiểu người tiêu dùng và có hồ sơ nhân khẩu học của họ có thể giúp chi tiêu quảng cáo đúng đắn.
– Loại phương tiện phù hợp nhất với người tiêu dùng mục tiêu: xác định quảng cáo trên thiết bị di động hay internet thông qua phương tiện truyền thông xã hội phù hợp với khách hàng mục tiêu.
– Cách tiếp cận đúng cho người tiêu dùng mục tiêu: tùy thuộc vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà xem xét việc thu hút cảm xúc hay trí thông minh của người tiêu dùng là chiến lược phù hợp.
– Lợi nhuận dự kiến từ mỗi đồng chi tiêu quảng cáo: đây có thể là câu hỏi quan trọng nhất để trả lời, và cũng là câu hỏi khó trả lời nhất.
Đối thủ cạnh tranh
Bất cứ mặt hàng nào cũng có rất nhiều người cùng chạy. Và thực tế miếng bánh ngon ai cũng muốn nhảy vào. Như thế càng nhiều đối thủ cạnh tranh với 1 nhóm đối tượng khách hàng ở cùng 1 vị trí thì mức giá càng cao. Vì vậy mà với những nhóm hàng “hot” mức giá quảng cáo cao cũng là dễ hiểu.
Vị trí hiển thị quảng cáo
Có 2 vị trí phổ biến là trên newfeed của người dùng, cột bên phải của Facebook. Hai vị trí này giá cao vì người dùng dễ nhìn thấy. Bạn nên chọn nơi quảng cáo muốn xuất hiện để tối ưu hóa chi phí.
Chất lượng quảng cáo
Chất lượng quảng cáo ở đây được đánh giá là target đúng đối tượng, cách hiển thị thông điệp tốt, được đánh giá cao thì giá sẽ hợp lý hơn.
Ví dụ: quảng cáo ảnh bị mờ sẽ bị facebook đánh giá thấp. Do đó, hãy đầu tư nội dung hấp dẫn, hình ảnh chất lượng cao để tăng khả năng tương tác. Đây là cách tối ưu hóa trên facebook hiệu quả.
Thời điểm
Trong các thời điểm mua sắm phổ biến thì giá có thể cao hơn do cạnh tranh gia tăng. Chẳng hạn như dịp lễ, tết ở Việt Nam. Bạn có thể khắc phục tính bằng cách sửa đổi ngân sách quảng cáo và giá thầu của bạn.
Ngành hàng
Ngành hàng cũng ảnh hưởng đến chi phí. Một số ngành như tài chính, bảo hiểm, dịch vụ tiêu dùng thì chi phí quảng cáo cao hơn.
5. Những lưu ý giúp tối ưu hoá chi phí quảng cáo
Với bất cứ hình thức quảng cáo nào đi chăng nữa thì khi chúng ta thực sự hiểu và biết được các thủ thuật thì đều có thể tối ưu hóa chi phí một cách tốt hơn. Dưới đây là 4 lưu ý để tối ưu hóa chi phí bạn có thể tham khảo nhé:
– Chọn mục tiêu chiến dịch phù hợp vì khi bạn chọn sai có thể làm tăng lên 4,238% chi phi
– Quảng cáo video để giảm chi phí và mức tiếp cận tốt hơn
– Tối ưu hóa nội dung, hình ảnh kèm theo nâng cao chất lượng của chúng lên và lưu ý không nên để chữ nhiều trên ảnh.
– Thử nghiệm với ít nhất 2 nhóm quảng cáo với những điều chỉnh khác nhau để thấy được sự khác biệt.
Kết luận
Tóm lại, bạn có thể thiết lập chi tiêu cho quảng cáo trên Facebook với mọi ngân sách sao cho phù hợp nhất. MFlat hy vọng rằng bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin đầy đủ và cụ thể. Từ đó, giúp bạn hiểu hơn về vai trò của việc chi tiêu giá quảng cáo và phương thức đặt ngân sách thích hợp với doanh nghiệp của bạn.